Với lịch sử hơn 45 năm lịch sử hình thành và phát triển, khoa Kinh tế chính trị tự hào là trung tâm nghiên cứu uy tín của cả nước. Các sản phẩm nghiên cứu của khoa được nhà nước đánh giá cao và nhiều năm trúng thầu các dự án nghiên cứu cấp nhà nước.
Với thế mạnh của mình trong nghiên cứu lý luận kinh tế chính trị, khoa Kinh tế chính trị đang triển khai các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến các lý thuyết kinh tế trong lịch sử, các lý thuyết kinh tế trong lịch sử, lý luận về Kinh tế Chính trị hiện nay trên thế giới, những vấn đề Kinh tế Chính trị Việt Nam hiện nay, những vấn đề Kinh tế - Chính trị thế giới hiện nay và quản lý nhà nước trong nền kinh tế hiện đại.
Sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa tập trung vào những vấn đề liên quan đến nội dung giảng dạy của các bộ môn (Kinh tế Chính trị về nền kinh tế chuyển đổi và đổi mới kinh tế; Công nghiệp hóa hiện đại hóa; Các thành phần kinh tế; Phân phối thu nhập ở Việt Nam; Các lý thuyết kinh tế…).
Ngoài ra khoa Kinh tế chính trị còn có những bài nghiên cứu đi sâu vào giải quyết những vấn đề kinh tế bức xúc của đất nước (Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam; Phát triển thị trường khoa học công nghệ…) v.v.
Song song với các hướng nghiên cứu đang triển khai, Khoa Kinh tế chính trị trong thời gian tới sẽ triển khai thêm các hướng đi mới để đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu của đất nước và xã hội:
Thứ nhất, Hệ thống hóa các lí luận và thực tiễn về giải pháp kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) ứng dụng trong doanh nghiệp và các tổ chức công. Phân tích những thách thức cũng như cách tháo gỡ chúng trong việc sử dụng SOA để tối ưu hóa hoạt động tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, cũng như tối ưu hóa hoạt động quản lí ở địa phương. Từ đó đưa ra khuyến nghị cho các tập đoàn kinh tế cũng như chính phủ.
Thứ hai, nghiên cứu đẩy mạnh và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc: Tây Bắc được đánh giá là một vùng có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển kinh tế, từ đó thúc đấy kinh tế nước ta phát triển hơn.
Thứ ba, Dịch vụ được xem là một trong những ngành mũi nhọn và trọng điểm trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu ngành dịch vụ và sự phát triển ngành dịch vụ Việt Nam trong thời gian tới là điều cần thiết.